Chuyến bay thẳng tiết kiệm thời gian chi phí, thời gian quá cảnh. Tham gia Lễ cầu phước lành và chiêm bái hai trong bốn thánh tích linh thiêng của Phật giáo: Bodhgaya và Sarnath, nơi mà Các nhà sư và các Phật tử chỉ mơ một lần trong đời được viếng thăm các thánh tích gắn liền với cuộc đời của Đức Phật. Trang phục lễ cho đoàn: Áo pháp, túi tăng, mũ, dép đi trong chùa, thảm ngồi thiền, kinh Phật. Đi thuyền đón bình minh trên sông Hằng linh thiêng. Đặc biệt chương trình hành hương cùng Vietravel sẽ có sự tham dự Lễ cầu phước lành với sự chủ trì Lễ của Hòa Thượng Thích Thiện Ý - trụ trì chùa Linh Xuân (Quận 3, TP.HCM).
Ngày 1: TP. HỒ CHÍ MINH – VARANASI
- Khu Vườn Lộc Uyển Sarnath thánh địa thứ III trên đất phật - Nơi Đức phật giảng bài kinh đầu tiên sau khi đắc đạo vào năm 590 TCN
- Trụ đá Vua A Dục Varanasi, Bảo tháp Dhammek, Bảo tháp Chaukhandi.
Ngày 2: VARANASI – KUSHINAGAR (226km)
- Đền Đại Niết Bàn - Parinirvana Temple được xây tại thánh tích Câu Thi Na để tôn thờ xá lợi của Đức Phật, đồng thời để kỉ niệm nơi Đức Phật đã xả bỏ báo thân sanh diệt, an trú vào niết bàn bất diệt
- Thành kính cầu nguyện tại Tháp Ramabhar – nơi tưởng niệm Trà-tỳ kim thân đức Phật
Ngày 3: KUSHINAGAR – LUMBINI – KUSHINAGAR (317km)
Ngày 4: KUSHINAGAR – VAISHALI – PATNA (239km)
- Trụ đá Vua A Dục (Ashokan Pillar), nơi mà Đức Phật có buổi thuyết giảng trước khi nhập niết bàn
- Hai Bảo Tháp Phật, trong đó Bảo tháp đầu tiên lưu trữ 1/8 Xá lợi Phật trong một quan tài bằng đá.
Ngày 5: PATNA – RAJGIR – BODHGAYA (165km)
- Vishwa Shanti Stupa (World Peace Pagoda - Tháp Hòa Bình Thế Giới), Vaishali, bang Bihar, Ấn Độ được kiến tạo theo tông chỉ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (The Lotus Sutra) để truyền bá thông điệp từ bi và hòa bình, tạo thế giới “Tịnh Độ” tại nhân gian này.
- Núi Linh Thứu (Gridhakuta Peak) - nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng trong lịch sử Phật giáo như kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm,... Đây cũng là nơi có năng lượng đặc biệt linh thiêng.
- Vườn Jivakameavan hay còn gọi là Vườn xoài của danh y Kỳ-bà.
- Bồ Đề Đạo Tràng – một trong những đền thờ quan trọng nhất của đạo Phật. Nơi đây vào khoảng năm 500 TCN, Phật tổ đã đắc đạo sau khi ngồi thiền 49 ngày dưới một gốc cây Bồ Đề. Cùng dâng hương và làm lễ tại Đền Mahabodhi, cây Bồ Đề và tượng Phật Tổ.
- Làng Sujata - Kuti đặt theo tên nàng Tu Xà Đa nổi tiếng với ngôi tháp gạch nằm bờ đông dòng sông Niranjana.
Ngày 6: BODHGAYA – TP. HỒ CHÍ MINH
Để chuẩn bị cho chuyến hành hương các Phật Tích tại Ấn độ, Nepal khởi hành trong năm 2020 tới đây, xin Quý khách lưu ý một số nội dung sau trong quá trình hành hương:
- Tương phản giàu nghèo ở Ấn Độ là vấn đề lớn tại quốc gia này. Ấn Độ có số lượng người siêu giàu vào nhóm 4 trên thế giới, nhưng người nghèo cũng rất nhiều và đời sống xã hội rất thấp. Ngồi trên xe nhiều ngày chạy dọc ngang các thành phố, du khách có thể nhận ra có những nơi biệt thự cao cấp và sang trọng nhưng kế bên là khu ổ chuột nghèo nàn, những túp lều lụp xụp của người vô gia cư, trẻ em ăn xin nhiều tại các điểm tham quan du lịch. Điều kiện sống thấp, mức vệ sinh đáng báo động của người nghèo và sự tương phản giàu nghèo có thể gây sốc cho những du khách lần đầu đến với Ấn Độ.
- Khách sạn: Tất cả các vùng Phật tích mà đoàn tham quan đều còn tương đối nghèo nàn và bị giới hạn phát triển hạ tầng nên không phát triển được như các thành phố lớn khác như Delhi hoặc Mumbai, vì vậy, mặc dù đoàn được phục vụ tại các khách sạn thuộc loại tốt tại khu vực đó, nhưng vẫn có những khiếm khuyết không tránh khỏi do điều kiện và mức sống trung bình cũng như tập tục, văn hóa chung của khu vực đó, thỉnh thoảng có thể bị cúp điện tạm thời. Các khách sạn tại Ấn Độ thường không trang bị kem, bàn chải đánh răng, lược, và dép đi trong phòng, Quý khách nên tự trang bị từ Việt Nam.
- Trang Phục: Ngoài trang phục theo mùa thời tiết, đoàn được khuyến khích mang theo trang phục nghiêm túc khi viếng bái các vùng Phật tích. Khi tiến hành làm lễ, Quý khách có thể sẽ không được chấp nhận vào chùa/đền với những loại trang phục không phù hợp với chốn tôn nghiêm. Áo Tràng là lựa chọn phù hợp nhất đối với Quý Phật Tử.
- Ăn uống: Ẩm thực của người Ấn có điểm khác biệt khá lớn so với người Việt, mặc dù qua quá trình nghiên cứu và khảo sát, Công ty đã lựa chọn những nhà hàng phù hợp nhất cho đoàn, nhưng thức ăn vẫn không thể 100% phù hợp với người Việt. Vì vậy, Quý khách nên mang theo một ít thức ăn khô (Mì tôm, đồ hộp…) phù hợp với khẩu vị của mình, phía công ty cũng sẽ chuẩn bị một số món ăn nhẹ cho đoàn hành hương mang theo từ Việt Nam. Các đoàn hành Hương của Công Ty mặc định là dùng đồ ăn chay là chính nên tại khách sạn chủ yếu là món chay, món mặn khá ít, nếu Quý khách có nhu cầu ăn mặn, vui lòng thông báo cho Công ty khi đăng ký tham gia chương trình.
- Thuốc men: Đoàn được khuyến cáo mang theo các loại thuốc chữa bệnh cần thiết đối với những người có bệnh mãn tính. Thuốc dự phòng nên mang theo là các loại thuốc bổ, thuốc chống say tàu xe…
- Đi lại: Từ Ấn độ sang Việt Nam sẽ sử dụng máy bay. Còn lại, tất cả mọi di chuyển của đoàn sẽ sử dụng xe du lịch loại dùng cho đường dài. Tuy nhiên, điều kiện đường xá tại các vùng Phật tích là khá xấu trong khi thời gian đoàn di chuyển bằng ô tô là khá nhiều, vì vậy các thành viên trong đoàn được khuyến cáo là nên mang theo các vật dụng phục vụ cho việc ngồi ô tô đường dài như: Gối lót lưng, lót cổ khi ngồi để cảm thấy thoải mái nhất.
- Điện áp: Thời gian tại Ấn độ, điện áp sử dụng có chỗ là 110 vol và một số thành phố là 220 vol, tuy nhiên toàn bộ hệ thống phích cắm đều là loại dùng được cho 2 hoặc 03 chân tròn, vì vậy, quý khách cần mang theo phích cắm chuyển đổi nếu thiết bị điện mang theo là loại ổ cắm dẹt.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng xin thông báo đến Quý khách, Quý Phật Tử lưu ý để chuyến hành hương của đoàn được trọn vẹn.