Vietravel Mice

TIỀN GIANG - BẾN TRE

Hành trình tìm hiểu văn hoá miền Tây sông nước

Ngày 1: TP. HỒ CHÍ MINH - MỸ THO - CÙ LAO THỚI SƠN (Ăn 3 bữa)

Buổi sáng: Đoàn khởi hành đi Tiền Giang, xuống tàu ngoạn cảnh vùng sông nước miền Tây, chiêm ngưỡng Cầu Rạch Miễu - Cầu dây văng đầu tiên do kỹ sư Việt Nam thiết kế và xây dựng, nghe giới thiệu các cù lao Long - Lân - Quy - Phụng, ngắm nhìn cảng cá Mỹ Tho, làng nuôi cá bè dọc sông Tiền, thưởng thức nước dừa tươi trên tàu. Đến cù lao Thới Sơn, tản bộ trên đường làng, tham quan Vườn cây ăn trái, thưởng thức các loại trái cây theo mùa, tham quan Trại nuôi ong mật, thưởng thức trà mật ong. 
Buổi trưa: Ăn trưa trên cù lao Phụng.
Buổi chiều: đoàn tiếp tục tham quan Di tích ông Đạo Dừa, tham quan Trại nuôi cá sấu. Xuôi dòng sông Tiền đến rạch Tân Thạch (Bến Tre) thăm Làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Trở về đất liền, xe đưa đoàn về lại cù lao Thới Sơn, tham gia chương trình cắm trại. Đoàn nhận lều và tiến hành dựng trại. Sau đó, đoàn tham gia trồng cây kỷ niệm trong vườn, tiếp đến tham gia chương trình “Tát mương bắt cá”, thay trang phục bà ba, tranh tài tát mương bắt cá tại nhà vườn, tự tay bắt những chú cá như: Cá trê, cá lóc, tôm, cua, ốc có trong mương và tự tay chế biến cho các món nướng bữa tối. Chương trình đốt lửa trại với các trò chơi hoạt náo vui nhộn và dùng bữa tối với các món nướng.

Ngày 2: CÙ LAO THỚI SƠN - BẾN TRE - TP. HỒ CHÍ MINH (Ăn sáng, trưa)

Sau bữa sáng, đoàn thu dọn lều trại, khởi hành tham quan Bảo tàng Bến Tre - nơi trưng bày những hình ảnh và hiện vật truyền thống cách mạng của nhân dân tỉnh nhà trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược. Sau đó, đoàn ghé thăm Khu tưởng niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định - nơi ghi nhớ công lao to lớn của Cô Ba Định đã hy sinh cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh của nhân dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng nước nhà. Đoàn tiếp tục ghé thăm Di tích Căn cứ Quân khu ủy Sài Gòn - còn gọi là căn cứ Y4, T4 gồm 16 hầm nổi và 14 hầm bí mật, là nơi trú đóng của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong thời kỳ chống Mỹ giai đoạn 1969 - 1970, là biểu tượng lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.